Theo
“Báo
cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009”
của Cục TMĐT và
CNTT (Bộ Công thương) nhiều doanh nghiệp đang gặp
khó trong việc ứng
dụng thương mại điện tử bởi thiếu người chuyên
trách.
Bản báo cáo
cũng cho thấy, gần 100% doanh
nghiệp được điều tra đã trang bị máy
tính và ứng dụng TMĐT ở nhiều mức
độ khác nhau. Đáng chú ý, ngoài
việc tập trung triển khai phần mềm kế
toán như các năm trước đây, đến
năm 2009 các doanh nghiệp đã sử dụng
thêm nhiều phần mềm khác như
quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng,
quản lý khách hàng…
Cùng đó, mỗi doanh nghiệp có trung bình 21,5 máy tính,
86% kết nối băng
thông rộng, 10% sử dụng đường truyền riêng và 2% vẫn
sử dụng Dial-up,
86% doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh
doanh… Năm 2009, chi
phí cho TMĐT và CNTT chiếm khoảng 5% chi phí của
các doanh nghiệp, có
khoảng 33% doanh thu của doanh nghiệp đến từ
các đơn hàng đặt qua phương
tiện điện tử, đồng thời việc mua hàng
qua các kênh điện tử cũng chiếm
khoảng 28% chi phí.
Nếu tính theo địa bàn hoạt động, tỷ lệ các doanh nghiệp
tại TP. HCM có
cán bộ chuyên trách về TMĐT là 43%, Hà Nội 31% và các
địa phương khác là
27%. Còn tính theo từng lĩnh vực thì doanh nghiệp
thuộc CNTT đạt 62%,
tài chính 52% và thấp nhất là các lĩnh vực như
khai khoáng (23%), xây
dựng (21%) và nghệ thuật là 13%. Đáng chú ý,
việc các doanh nghiệp có
cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT cũng ảnh
hưởng lớn tới hiệu quả tham
gia sàn giao dịch TMĐT của doanh
nghiệp. Thực tế kết quả điều tra cho
thấy, có tới 71% doanh nghiệp đã
thừa nhận rằng hiệu quả tham gia sàn
TMĐT rất thấp do họ không có
cán bộ chuyên trách.
Các năm trước đây, khi mức độ đầu
tư vào CNTT và TMĐT còn hạn chế, các
doanh nghiệp tự nhận thấy những
vấn đề mang tính kỹ thuật như an ninh
mạng, hệ thống thanh toán là
các trở ngại cao nhất. Tuy nhiên hiện nay,
hai trở ngại lớn nhất lại
chính là môi trường kinh doanh và nhận thức
của người dân về TMĐT
(vẫn còn e ngại và chưa mặn mà khi tham gia giao
dịch TMĐT vì mức độ
đảm bảo về chất lượng, tính pháp lý trong giao
dịch). Về thực trạng
này, thông qua phiếu điều tra, các doanh nghiệp
cũng đã đề xuất phía
cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến để
người tiêu dùng tin tưởng và biết đến lợi ích của TMĐT,
đồng thời cần
nhanh chóng hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan
đến TMĐT
như vấn đề chữ ký số, hoá đơn điện tử, giải quyết tranh chấp…
Báo cáo được thực hiện dự trên việc điều tra với 2004
doanh nghiệp trên
cả nước và dự kiến sẽ được công bố chính thức vào
ngày 12/5/2010.
ICTNews
- Chiến binh mới Samsung Galaxy J1 với tính năng tốt giá tầm trung
- Các điểm nhấn của iPhone bị các đối thủ sao chép
- iPhone 6S sẽ bị Apple cắt giảm 30% sản lượng đầu năm 2016
- Hướng dẫn thủ thuật phân biệt cáp, sạc iPhone chính hãng
- Cùng ngắm nhìn iStick – chiếc USB sử dụng cho các thiết bị iOS (iPad, iPhone)
- Mẹo để iPhone, iPad chạy nhanh như gió cực đơn giản
- Hướng dẫn cách xóa hàng loạt nhiều số điện thoại trên iPhone
- Oppo R7s phiên bản màu hồng “nam tính” đã xuất hiện ở thị trường Việt
- Có phải Galaxy S7 sẽ có mặt lưng cong và cổng USB-C?
- Mẹo phân biệt nguồn gốc xuất xứ của iPhone
- iPhone 6S có thể trở thành một chiếc cân điện tử ?
- Lỗi iPhone 6S, 6S Plus bị sập nguồn đột ngột
- FPT thay đổi giá iPhone 5s màu vàng đồng
- iPhone 5S và 5C chưa thể cập bến Việt Nam trong đợt 2
- iPhone 5 bỏ xa Galaxy S III về lượng truy cập web
- Kinh nghiệm “kiếm tiền” cho website nhỏ
- Cách kiếm tiền của các doanh nhân nhí
- Kinh doanh web phải hướng đến tính cá nhân hoá
- “Trình duyệt cá nhân” của web hiện không an toàn
- Tối ưu hóa công việc kinh doanh với Google Apps