Theo Forrester Research, hãng nghiên cứu thị trường, doanh số của ngành bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm 2012, gấp đôi so với mức hiện nay. Điều này cho thấy internet đang có khả năng “nuốt chửng” ngành bán lẻ. Song, thực tế, internet đã chuẩn bị đủ “lực”?
Bán hàng trực tuyến đang “thắng thế”?
Không khó để có thể nhận ra một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến, đó là việc người tiêu dùng và nhà sản xuất “xích lại gần nhau” thông qua kênh truyền thông internet, thay vì giao tiếp gián tiếp qua các hãng bán lẻ. Thay vì mất thời gian “lượn” khắp các cửa hàng để tìm sản phẩm mình cần, rất nhiều người đã chọn giải pháp đến thẳng các website của nhà sản xuất để đặt hàng. Tất cả chỉ gói gọn trong vài cái click chuột.
Theo hãng nghiên cứu về thương mại điện tử Vertical Web Media, năm 2009, lĩnh vực bán hàng trực tiếp (từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng) phát triển với tốc độ 13% với doanh thu đạt khoảng 487,6 triệu USD. Điều này cho thấy đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ trực tuyến.
Hơn nữa, thông qua kênh tiêu thụ sản phẩm là website, doanh nghiệp còn tận dụng được một cơ hội tốt để củng cố, phát triển thương hiệu của mình. Không chỉ làm nhiệm vụ bán hàng, website còn là cổng giao tiếp trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được sự phản hồi nhanh nhất từ thị trường.
Một lý do khác để bán lẻ trực tuyến tăng nhanh trong thời gian qua là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Mạng internet là nơi lý tưởng để người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và lựa chọn cho mình sản phẩm vừa ý và tiết kiệm nhất. Điều này sẽ giúp cho việc “thắt chặt hầu bao” của người tiêu dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mạnh nhưng chưa đủ “lực”
Có vẻ như bán lẻ trực tuyến đang “bành trướng” khắp thế giới, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ đe dọa ngành bán lẻ chưa thật sự đủ lớn. Theo chuyên gia Brown của In-Depth Research, chủng loại hàng hóa trên các website không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị, mặt khác, nếu muốn bán lẻ trực tiếp, các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận chuyển và bán hàng cực khổng lồ.
Tuy nhiên, sự ra đời liên tục các website niêm yết và bán hàng trực tiếp của nhiều nhà sản xuất đang là hồi chuông cảnh báo để những hãng bán lẻ nên nghĩ tới giải pháp đối phó và “vực dậy” tiềm lực của mình. Với nhiều ưu thế như cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí đến tận tay người tiêu dùng và giải pháp thương mại điện tử cùng với giải pháp giao vận, quản lý kho bãi hiệu quả…, bán lẻ trực tuyến đang dần thể hiện được sức cuốn hút của mình và dĩ nhiên, khách hàng cũng nhiệt tình ủng hộ xu hướng này.
- Chiến binh mới Samsung Galaxy J1 với tính năng tốt giá tầm trung
- Các điểm nhấn của iPhone bị các đối thủ sao chép
- iPhone 6S sẽ bị Apple cắt giảm 30% sản lượng đầu năm 2016
- Hướng dẫn thủ thuật phân biệt cáp, sạc iPhone chính hãng
- Cùng ngắm nhìn iStick – chiếc USB sử dụng cho các thiết bị iOS (iPad, iPhone)
- Mẹo để iPhone, iPad chạy nhanh như gió cực đơn giản
- Hướng dẫn cách xóa hàng loạt nhiều số điện thoại trên iPhone
- Oppo R7s phiên bản màu hồng “nam tính” đã xuất hiện ở thị trường Việt
- Có phải Galaxy S7 sẽ có mặt lưng cong và cổng USB-C?
- Mẹo phân biệt nguồn gốc xuất xứ của iPhone
- iPhone 6S có thể trở thành một chiếc cân điện tử ?
- Lỗi iPhone 6S, 6S Plus bị sập nguồn đột ngột
- FPT thay đổi giá iPhone 5s màu vàng đồng
- iPhone 5S và 5C chưa thể cập bến Việt Nam trong đợt 2
- iPhone 5 bỏ xa Galaxy S III về lượng truy cập web
- Kinh nghiệm “kiếm tiền” cho website nhỏ
- Cách kiếm tiền của các doanh nhân nhí
- Kinh doanh web phải hướng đến tính cá nhân hoá
- “Trình duyệt cá nhân” của web hiện không an toàn
- Tối ưu hóa công việc kinh doanh với Google Apps