Thương
mại điện tử đang được
xác định là một trong những giải pháp tối ưu để
doanh nghiệp tiết
giảm chi phí, tinh gọn hoạt động sản xuất, mở rộng hợp
tác kinh
doanh, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng, khó khăn hiện nay.
Dù vậy,
theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008, vừa được Cục
Thương
mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) công bố hôm
14/4/2009,
mức độ đầu tư cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử
của các
doanh nghiệp đã có những tín hiệu đáng mừng, nhưng tín hiệu này
vẫn
còn… “le lói”, bởi "bức tường”
tâm lý!
Tín
hiệu mừng
Kết quả từ 1.683 doanh nghiệp được điều tra của Cục
Thương mại điện tử
và Công nghệ thông tin, trong năm 2008, có 48%
doanh nghiệp đầu tư dưới
5% tổng chi phí hoạt động cho công nghệ
thông tin và thương mại điện tử,
38% có tỷ lệ đầu tư từ 5- 15% và
13% doanh nghiệp là trên 15%.
Theo Cục, điểm sáng nhất về ứng
dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp
trong năm qua là tỷ lệ đầu
tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46%
tổng đầu tư cho công
nghệ thông tin, tăng gấp hai lần so với năm 2007;
trong khi đó phần
cứng cũng giảm từ 55,5% xuống còn 39%.
![]() |
Ngày càng có nhiều |
Chính sự dịch chuyển
trong cơ cấu đầu tư cho thấy doanh nghiệp đã bắt
đầu chú trọng tới
các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện
tử.
Cụ thể, theo thống kê điều tra của Cục, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp
Việt Nam mở các kênh đặt hàng qua phương tiện điện
tử, đồng thời doanh
thu của doanh nghiệp từ thương mại điện tử cũng
đang có xu hướng gia
tăng đều qua các năm.
Trong đó
năm 2008 có 25,7% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương
mại
điện tử là 5% tổng doanh thu, 38,7% là từ 5 – 15% và 35,6% chiếm tỷ
trọng
trên 15%, thì so sánh với các năm trước đó, doanh thu từ thương
mại
chiếm tỷ trọng từ 5 -15% của doanh nghiệp đều tăng cao hơn và giảm ở
tỷ lệ doanh thu thấp, dưới 5%.
Ông Trần Hữu Linh, Phó cục
trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin cho rằng, kết
quả trên là do nhiều doanh nghiệp đã từng bước
nhận thức rõ về tầm
quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động
sản xuất kinh
doanh và ít nhiều đã bắt tay vào ứng dụng.
“Những doanh nghiệp này đều có thể cải
thiện ứng dụng và tăng doanh
thu từ thương mại điện tử trong thời
gian tới”, ông Linh nhận định.
Chạm “bức tường”
tâm lý
Tuy nhiên,
ngay cả khi có những tín hiệu đáng mừng trên thì thực tế cũng
mới
chỉ vỏn vẹn có 3,5% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước áp dụng
phương thức thanh toán trực tuyến. Ông Trần Hữu Linh cho rằng, tỷ lệ
này
là rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu thanh toán
trong thương mại điện tử.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại,
ông Lương Văn Tự phân tích, ở Việt Nam,
người mua và người bán thực
hiện theo hình thức “tiền trao, cháo múc”
và tâm lý “sờ tận tay”,
nên người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm
không dùng được hoặc
chất lượng không đạt như mong muốn.
“Chính
tâm lý tiêu dùng này đã thành bức tường cản trở lớn nhất đối
với
phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam", ông nói.
Bà Nguyễn
Tú Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink
còn cho
rằng, ngoài thói quen tâm lý, một nguyên nhân nữa là do ở Việt
Nam
chưa có doanh nghiệp hay ngân hàng nào đứng ra bảo lãnh về tư cách
tài
chính của người bán hàng và người mua, để phòng ngừa rủi ro trong
giao
dịch thương mại điện tử.
Tuy nhiên, không ít các doanh
nghiệp phản ánh, một trong những trở ngại
lớn để phát triển thương
mại điện tử là vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn
trong giao dịch điện
tử, nhất là về dữ liệu thông tin người tiêu dùng,
vì còn thiếu những
quy định, chế tài cụ thể để bảo vệ thông tin cá nhân
trên môi trường
mạng.
Theo bà Tú Anh, yếu tố chủ đạo và cốt yếu là nhà sản
xuất phải bán ra
những hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo
những tiện nghi nhất
cho người mua cả trước và sau bán hàng, như thế
mới gây dựng và giữ được
uy tín.
“Để
thúc đẩy thương mại điện tử là phải thay đổi tâm lý tiêu dùng,
mà
yếu tố số một là đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng của
doanh
nghiệp”, ông Tự nói.
Đồng thời, theo ông, Nhà nước cũng cần sớm có bộ chứng
từ điện tử để đảm
bảo tính minh bạch trong kinh doanh qua thương mại
điện tử.
Tại một buổi tọa đàm về ứng dụng
công nghệ thông tin vào kinh doanh mới
đây, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) nhìn nhận, trong khó
khăn về đầu ra, chi phí sản xuất tăng cao và
phải cắt giảm nhân lực
nên việc ứng dụng đẩy mạnh phát triển thương mại
điện tử sẽ là một
giải pháp, nhu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp.
Theo ông,
các nhà sản xuất, doanh nghiệp nên coi bán hàng, giao dịch
thương mại
qua mạng như một mảng phân phối mới của doanh nghiệp. Vì qua
hình
thức kinh doanh trực tuyến doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với
khách
hàng hay mở rộng mối làm ăn, hợp tác với các đối tác nước ngoài,
đồng
thời sẽ tiết giảm được rất nhiều chi phí, như thuê mặt bằng, nhân
công
và các chi phí khác.
- Chiến binh mới Samsung Galaxy J1 với tính năng tốt giá tầm trung
- Các điểm nhấn của iPhone bị các đối thủ sao chép
- iPhone 6S sẽ bị Apple cắt giảm 30% sản lượng đầu năm 2016
- Hướng dẫn thủ thuật phân biệt cáp, sạc iPhone chính hãng
- Cùng ngắm nhìn iStick – chiếc USB sử dụng cho các thiết bị iOS (iPad, iPhone)
- Mẹo để iPhone, iPad chạy nhanh như gió cực đơn giản
- Hướng dẫn cách xóa hàng loạt nhiều số điện thoại trên iPhone
- Oppo R7s phiên bản màu hồng “nam tính” đã xuất hiện ở thị trường Việt
- Có phải Galaxy S7 sẽ có mặt lưng cong và cổng USB-C?
- Mẹo phân biệt nguồn gốc xuất xứ của iPhone
- iPhone 6S có thể trở thành một chiếc cân điện tử ?
- Lỗi iPhone 6S, 6S Plus bị sập nguồn đột ngột
- FPT thay đổi giá iPhone 5s màu vàng đồng
- iPhone 5S và 5C chưa thể cập bến Việt Nam trong đợt 2
- iPhone 5 bỏ xa Galaxy S III về lượng truy cập web
- Kinh nghiệm “kiếm tiền” cho website nhỏ
- Cách kiếm tiền của các doanh nhân nhí
- Kinh doanh web phải hướng đến tính cá nhân hoá
- “Trình duyệt cá nhân” của web hiện không an toàn
- Tối ưu hóa công việc kinh doanh với Google Apps