công nghiệp CNTT của Việt Nam
phát triển khá cao nhưng chưa xứng kỳ
vọng và cần có những chính sách
đột phá mới để ngành này tăng tốc
trong thời gian tới.
Ngày 25/8, Bộ TT&TT đã tổ chức hội
thảo “Phát triển
công nghiệp CNTT giai đoạn 2011 – 2015” nhằm nhìn lại
những chặng
đường phát triển của ngành trong 10 năm vừa qua và
bàn hướng
phát triển cho giai đoạn tới. Hội thảo này đã thu hút sự
tham gia của
các hiệp hội trong ngành CNTT, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp CNTT và các
chuyên
gia trong ngành.
Nhìn
lại 10 năm qua
Theo tổng kết của Bộ TT&TT,
trong 10 năm qua
từ năm 2000 – 2009, ngành công nghiệp CNTT Việt
tăng trưởng trung bình
hàng năm từ 20 – 25%. Trong đó, doanh thu công nghiệp phần cứng
đạt 4,68
tỷ USD vào năm 2009, tăng gấp 8 lần so với năm 2000, công
nghiệp phần
mềm tăng từ 58 triệu USD vào năm 2000 lên 880 triệu USD
năm 2009.
Ở mảng công nghiệp phần cứng,
Việt
đã thu hút đầu tư trực tiếp hơn 5,7 tỷ USD
từ các tập đoàn CNTT hàng
đầu thế giới như Intel, Canon,
Tuy
nhiên, giá trị gia tăng của Việt
đóng góp trong các dự án
đầu tư của các tập đoàn này còn thấp do
công nghiệp phụ trợ phát triển
kém, mới chủ yếu sử dụng nhân công.
Ngành công nghiệp phần mềm hiện có tới 1.000
doanh nghiệp nhưng
đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ có 10 công ty
quy mô 1.000
người trở lên, 200 công ty có từ 150-200 nhân lực. Bên
cạnh đó, ngành phần mềm vẫn chưa thu hút
được các hãng phần mềm lớn trên
thế giới như Microsoft, SAP, Oracle
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
tại Việt
Ngành công nghiệp nội dung số là ngành mới nhưng
có tốc độ phát
triển cao, khoảng 40% mỗi năm liên tiếp trong 5 năm gần
đây. Tuy
nhiên, ngành này chủ yếu phát hành sản phẩm của nước ngoài hoặc
cung
các dịch vụ đơn giản trên di động như nhạc chuông, hình nền và
game
chứ chưa có những sản phẩm nội dung số nổi bật mang thương hiệu
Việt.
Tìm ra chính sách đột phá
mới
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho
rằng trong giai
đoạn tới, ngành công nghiệp CNTT VN cần có những
chính sách đột phá
mới để
tăng tốc. Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp
điện
tử Việt Nam cho rằng trong giai đoạn 2010 – 2015, để ngành công
nghiệp
CNTT, trong đó có công nghiệp phần cứng phát triển khả quan hơn,
Chính
phủ cần xác định công nghiệp phần cứng là một trong những ngành
công
nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, để có sự quan tâm và
đầu
tư thích đáng, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách
hành
chính và hoàn thiện luật pháp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Chính phủ phải là ‘bà đỡ’
cho các dự án hạ
tầng công nghiệp phần cứng, các chương trình khoa học
công nghệ,
nghiên cứu phát triển sản phẩm, linh kiện, vật liệu mới…
Trong đó,
một vấn đề rất quan trọng là cơ quan quản lý Nhà nước cần
thường
xuyên cập nhật các tiến bộ công nghệ để các văn bản pháp quy
không bị
lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vì công
nghiệp
CNTT có tốc độ thay đổi rất nhanh”.
Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng
các doanh nghiệp
nói riêng và ngành CNTT nói chung cần tập trung đầu
tư theo chiều
sâu, chọn ra
vài chuyên ngành để tập
trung đẩy mạnh đầu
tư tạo ra sản
phẩm có sức cạnh tranh cao, sẵn sàng tham gia mạng
lưới sản xuất toàn
cầu.
Cũng tại hội thảo, trên cơ sở
kinh nghiệm thực
tế của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
phần mềm, ông Dương
Dũng Triều, Tổng Giám đốc công ty Hệ thống Thông
tin FPT nhấn mạnh đến
quan điểm “doanh nghiệp cần phải đi bằng 2
chân” – vừa phát triển phần
mềm vừa triển khai dịch vụ phần mềm, trên
cơ sở đó lấy thị trường trong
nước làm bàn đạp tiếp cận phần mềm lõi
của khách hàng, chuyển từ dịch vụ
thấp (lập trình) sang tiếp cận
với những lĩnh vực cao hơn như tư vấn,
thiết kế, quản trị dự án…, dần
tạo khả năng cạnh tranh với đối thủ đến
từ nước ngoài.
“Để doanh nghiệp làm được điều đó, về phía Nhà
nước cần phải tạo
ra dự án lớn cho các doanh nghiệp trong nước triển
khai, nâng cao vai
trò tổng thầu theo hình thức Nhà nước đầu tư hoặc
theo mô hình hợp
tác công tư (PPP). Nhà nước cần tạo ra các cơ chế để có
thể triển
khai thành công định mức giá xây dựng phần mềm, dịch vụ phần
mềm,
chính sách đầu tư mua sắm phần mềm, cơ chế thuê đối tác nước ngoài,
các văn bản pháp lý về hợp tác công – tư”, ông Triều cho hay.
Tại hội thảo, quan điểm của đại diện một số
doanh nghiệp cũng
nhấn đến vấn đề đặt trong thực tế hiện nay, các doanh
nghiệp rất cần
Nhà nước đứng ra bảo vệ thị trường trong nước trước sự
cạnh tranh
khóc liệt của đối tác nước ngoài như ban hành các quy định
pháp lý ưu
tiên doanh nghiệp trong nước, ưu tiên vai trò doanh nghiệp
“nội”
trong các dự án ODA, xúc tiến các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu
phần mềm và dịch vụ phần mềm ra nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó
Giám đốc công ty
VTC Intecom, hiện nay các doanh nghiệp nội dung số
tại Việt Nam hoạt
động rất độc lập, chưa có hiệp hội, không có sự
chia sẻ thông tin giữa
các doanh nghiệp với nhau, do vậy Nhà nước cần
sớm thể hiện được vai trò
“nhạc trưởng” điều phối các hoạt động
trong nước, tăng cường cung cấp
thông tin về mô hình kinh doanh, thị
trường trong nước và quốc tế cho
cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Thanh cho rằng Nhà nước cần có
chính sách để đảm
bảo đảm bảo về mặt pháp lý cho các quỹ đầu tư nước
ngoài khi đầu tư
vào ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, có chính
sách ưu đãi thuế
và đồng thời cũng đóng vai trò là người đặt hàng cho
ngành nội dung
số trong nước để phục vụ các dự án xã hội (như số hóa hệ
thống sách
giáo khoa, số hóa thư viện, bảo tàng…) để thúc đẩy trực tiếp
sự phát
triển cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo ICTNews
- Những ứng dụng, phần mềm tốt nhất dành cho iPhone
- Google giới thiệu thẻ tín dụng cho quảng cáo AdWords
- Google thử nghiệm khóa hộp tìm kiếm và giao diện mới cho Instant Preview
- Google Health sẽ bị đóng cửa vào ngày 01/01/2012
- 10 ý tưởng tiếp thị xuất sắc
- Google thống lĩnh thị trường quảng cáo trực tuyến
- Internet vẫn thất thế trước truyền hình cáp
- Cập nhật Windows Live Essentials 2011 Beta: đáng để xem
- Bank of America thử nghiệm hình thức trả tiền qua điện thoại di động
- Internet ở Trung Quốc ngang các nước phát triển
- Người VN quan tâm đến ‘bẻ khóa’ nhất thế giới
- Tương lai dotcom Việt Nam
- Thị trường chữ ký số Việt ló dạng tiềm năng
- Chọn từ khóa không cần dùng tool
- Cách Google có thể làm để xây dựng một mạng xã hội tốt hơn
- Những lỗi thường gặp nhất khi quảng cáo trực tuyến
- 11 cách để tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm mà không làm ảnh hưởng đến nội dung
- Twitter – phương tiện marketing hữu ích cho doanh nghiệp nhỏ
- “2012, Bkis sẽ vào top 10 hãng bảo mật toàn cầu”
- Google và tương lai“không tìm kiếm”