Categories
Quảng cáo trực tuyến

Tương lai dotcom Việt Nam

Thanh toán trực tuyến và tâm lý
tiêu dùng
đang là 2 thách thức lớn đối với tương lai ngành dotcom tại
Việt Nam.

Gần một thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận sự đầu tư mạnh
mẽ trong ngành
dotcom. Đầu tư này gồm đầy đủ các dạng công cụ tìm
kiếm (nổi lên là
Google VN), cổng thông tin (đơn cử là Yahoo, Zing),
thương mại điện tử
(hơn 9.000 sàn giao dịch thương mại điện tử dạng
B2B – doanh nghiệp với
doanh nghiệp, B2C- doanh nghiệp với khách hàng
và C2C- khách hàng với
khách hàng), mạng xã hội (lên đến con số hàng
trăm), tích hợp giải trí
trực tuyến (chẳng hạn Vinagame, FPT, VTC).

Số lượng các công ty dotcom nhiều, nhưng thực trạng tồn
tại ra sao,
doanh thu thế nào, và quan trọng hơn cả là khả năng phát
triển trong
tương lai đến đâu, vẫn những câu hỏi lớn của lĩnh vực
kinh doanh còn non
trẻ này.
Nhìn
từ Trung Quốc

Người
Mỹ thích
gửi email, lướt web tìm thông tin, trong khi những
người trẻ tuổi
ở Trung Quốc thích chơi game, tải video và
nhạc vào di động,
máy nghe nhạc MP3.

Ngành
dotcom tại Trung Quốc bùng nổ trước Việt Nam không lâu. Tuy nhiên
những
tên tuổi như Baidu (tìm kiếm, tin tức), Alibaba (thương mại điện
tử),
Tencent (giải trí trực tuyến) đã phát triển rất mạnh mẽ, thậm chí
còn
thách thức các đại gia đến từ Mỹ như eBay, Amazon, Yahoo!
Lý do nào
khiến họ làm được như vậy? Hãy tìm hiểu
trường hợp của Tencent. Những
ngày đầu thành lập, Tencent đã rất
chật vật trong việc tìm
kiếm lợi nhuận, nhưng sau đó, Tencent đã lên
như diều gặp gió với
hoạt động phát triển các trò chơi trực
tuyến. Bên cạnh đó, doanh
thu từ mảng dịch vụ viễn thông giá trị
gia tăng và di động
của công ty này cũng tăng mạnh không kém, như
tờ New York Times
(Mỹ) nhận định. Chiến lược phát triển của Tencent
chính là sự kết
hợp các yếu tố của mạng xã hội Myspace, trang
web giải trí
Youtube và thế giới ảo Second Life của Mỹ.

New York
Times trích phân tích của ông R. Ji, một nhà nghiên cứu thuộc
ngân
hàng Morgan Stanley (Mỹ), cho rằng: “Nếu
ở Mỹ, người sử dụng
Internet quan tâm đến thông tin thì ở Trung
Quốc, đó là giải trí. Cho
nên, Google thống lĩnh thị trường Mỹ
còn Tencent trị vì thị
trường Trung Quốc”.

Sự thống lĩnh của Google ở Mỹ và Tencent ở
Trung Quốc đã cho thấy
hướng phát triển và tương lai của hai thị trường.
Người Mỹ thích
gửi email, lướt web tìm thông tin, trong khi người
Trung Quốc
thích chơi game, tải video và nhạc vào di động, máy
nghe nhạc
MP3. Tencent đã kiếm lời từ các dịch vụ của thế giới ảo
cũng
như từ tích hợp các dịch vụ của mạng xã hội.

Và New
York Times một lần nữa phân tích, chính sự lớn mạnh nhanh
chóng
của Tencent gắn với văn hóa tiêu dùng mới của Trung Quốc đã góp
phần
khiến các công ty internet lớn nhất của Mỹ như Yahoo!, Google
và
eBay phải vất vả tại đây.

Tại Trung Quốc, Google đã mất
thị phần vào tay công cụ tìm kiếm
Baidu. Yahoo! đã chuyển
giao hoạt động của mình cho Alibaba.com.
Còn eBay, sau khi mua
một trong những đối thủ lớn nhất của mình
ở Trung Quốc, đã
không thể đứng vững và phải giao quyền hoạt động
ở Trung Quốc
cho Tom.com, một công ty liên doanh nội.

Rõ ràng,
các công ty nước ngoài đã thất bại trong việc hiểu thị
trường
internet Trung Quốc, đang phát triển dựa vào giải trí và di
động.
Nhưng cũng không thể bỏ qua việc chính phủ Trung Quốc đang tạo
rất
nhiều ưu đãi cho các công ty dotcom nội địa phát triển, cũng như gây

ra các rào cản trong hoạt động của các công ty nước ngoài tại đây.

So với Trung Quốc, ngành dotcom Việt Nam có những điểm
tương đồng. Giống
như Tencent, Vinagame, một công ty Việt Nam đã
phát triển nội dung số
tổng hợp (gồm trò chơi trực tuyến, cổng thông
tin, sàn giao dịch điện
tử, mạng xã hội) trong 5 năm, đã đạt doanh
thu 50 triệu USD (tương đương
1.000 tỉ đồng) và trở thành một trong
số ít công ty dotcom có doanh thu
lớn trong nước.

Một điểm tương đồng khác dễ nhận ra, đó là việc các công
ty dotcom quốc
tế lớn gặp một số khó khăn khi đặt chân vào thị
trường nội địa. eBay và
Alibaba đã không thể đơn thương độc mã chiến
đấu tại Việt Nam. eBay vào
Việt Nam 2007 và hoàn toàn mờ nhạt sau một
năm kinh doanh bởi những hạn
chế về rào cản ngôn ngữ, thói quen tiêu
dùng, để rồi phải kết hợp với
Chodientu, một trong các sàn giao dịch
thương mại điện tử hàng đầu tại
Việt Nam. Sau đó, website thương mại
này đổi tên thành Chodientu eBay,
thực hiện chức năng cho phép cá
nhân, doanh nghiệp Việt Nam giao thương
với nhau qua website này cũng
như với các website eBay toàn cầu. Không
chỉ eBay, Alibaba của Trung
Quốc cũng đang chọn Công ty Cổ phần Đầu tư
và Công nghệ OSB làm đại
lý ủy quyền của họ tại Việt Nam.

 

Theo Nhịp cầu đầu tư

Thế Giới Máy Cắt Decal Từ 1998 - Chuyên: Graphtec, Mimaki, TQ giá cực tốt, sẵn hàng, miễn phí vận chuyển. Xem: Máy cắt decal

Nội dung cùng danh mục

Trả lời