Kênh Vĩnh Tế là công trình lớn về giao thông, vận tải, thuỷ lợi. Bắt đầu đào từ 1819, Gia Long giao cho trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại phụ trách. Thời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 – 24). Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi (theo “Đại Nam thực lục chính biên”), tương đương với 87 km. Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế.
Công trình đào Kênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Cămpuchia ở vùng biên giới với Việt Nam. Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.
Vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên. vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy.. Biết thế, nhưng vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên.
Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng mới xong.
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763 – 1820). Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), Phó Tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng, Thống chế Trần Công Lại góp sức.
Dòng người đi lại giao thương, mua bán lúc nào cũng tấp nập. Mặt kênh Vĩnh Tế rộng tầm 40m (có chỗ lên đến 60m). Thương lái ở vùng này vẫn thích chuyển nông sản và buôn bán bằng đường thủy trên con kênh có độ sâu 3-4m này. Chúng tôi đã đi lại dọc hai bờ kênh Vĩnh Tế trong một tour tham quan Châu Đốc mùa nước nổi. Trên đồng tràn ngập lúa. Dưới kênh Vĩnh Tế tấp nập ghe lúa lặc lè ngược xuôi. Ngoài những ghe đậu rải rác liền kề đồng lúa, còn những điểm ghe lái đậu san sát nhau như chợ nổi ở gần cầu Hữu Nghị, trung tâm các xã An Nông, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều… Vào cao điểm vụ thu hoạch có không dưới 1.000 tấn lúa mỗi ngàyđược chuyên chở ra chợ theo tàu ghe cùng những sinh hoạt đời thường như đánh cá tôm, mua bán, rồi cảnh tắm, giặt bên bờ kênh; thuyền buôn chở mắm muối, đồ gốm… tạo thành bức tranh muôn màu của một miền sông nước trù phú. Ngày nay dòng kênh này này được nhiều đại lý du lịch phối hợp với ban ngành địa phương đưa vào hành trình du lịch sinh thái và khám phá, chương trình được rất nhiều du khách ủng hộ.
- Những thói quen xấu khiến bạn bị tăng cân vào ban đêm
- Mách mẹ top thực phẩm giúp con tăng cân nhanh
- Những dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn tăng chiều cao của bé
- Ăn sáng đúng cách để tăng cân hiệu quả
- Những loại thịt được xem là ‘thần dược’ quý ông chớ bỏ qua
- Món ngon cung cấp nhiều calo giúp tăng cân cho người gầy
- Arbutus AR5 – chiếc điện thoại đến từ Nhật có thiết kế y hệ iPhone 6
- Intel tấn công thị trường USB-C với Thunderbolt 3
- Tạo tài khoản ID Apple (iTunes) miễn phí trực tiếp trên iPhone
- Kiến trúc đẹp
- Dịch vụ xây dựng nhà, nhà xưởng chuyên nghiệp
- Các thiết bị công nghệ phục vụ nghề thám tử
- Dịch vụ sửa chữa nhà chuyên nghiệp, nhanh chóng
- Thiết kế, thi công xây nhà thép tiền chế
- Dịch vụ thám tử chuyên nghiệp
- Tầm quan trọng của thảo dược và sức khỏe
- Dịch vụ in decal quảng cáo lấy liền
- Nạo vét hố ga nhanh, sạch, giá rẻ
- Tư vấn chuyển nhà nhanh, tiết kiệm chi phí
- Tư vấn chuyển dọn nhà, văn phòng chuyên nghiệp