Categories
Giới thiệu web hay

Giá trị của quả chuối

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự biến dưỡng của cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao có trong chuối.
Một mâm ngủ quả thường có 2 nãi chuối nằm phía dưới với những quả chuối mập tròn bao quanh và vươn lên hình tượng như hai bàn tay phù trợ chở che. Chẳng lạ mà nhân dân nhiều nơi có tập tục chuẩn bị một vài nãi chuối đẹp để bày biện mâm ngủ quả trong dịp Tết Nguyên Đán. Không phải chỉ có ý nghĩa tâm linh hay cầu may mắn; không chỉ là hình ảnh quen thuộc gắn bó, tượng trưng cho quê hương (Gió đưa bụi chuối sau hè…); chuối còn là một loại cây trồng ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh thiết thực. Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae). Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium rất cao và cả 10 loại axid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.

Trả lời