Categories
Giới thiệu web hay

Sàn nhà đất với những thông tin luôn nóng nhất

Siết chặt các khoản cho vay và quản lý… khiến bất động sản đã khó càng khó thêm. Muốn vượt qua thời vận hạn này, các DN không còn cách nào khác phải nâng cao năng lực của mình và tìm kiếm những nguồn vốn mới để tiếp tục kinh doanh.

Báo cáo của Bộ Xây dựng một lần nữa thừa nhận các vi phạm trong kinh doanh bất động sản còn diễn ra phổ biến, như chủ đầu tư dự án nhà ở giao nhà chậm so với tiến độ, chất lượng không đảm bảo như thỏa thuận ban đầu, tự ý tăng giá nhà so với giá trong hợp đồng; nhiều dự án đã lách luật trong việc huy động vốn ứng trước của khách hàng thông qua hình thức hợp đồng góp vốn kinh doanh hoặc hợp đồng vay vốn đầu tư.

Bộ Xây dựng kiến nghị sớm ban hành hệ thống tiêu chí cho vay bất động sản đối với các tổ chức tín dụng, tiến tới chấm dứt việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà đất ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

 

Theo các chuyên gia, nhận xét trên đây là đúng thực tế nhưng chưa phải là tất cả. Một vấn đề lớn biểu hiện trên thị trường bất động sản là phần lớn các chủ đầu tư dự án không đủ năng lực để kinh doanh trên một thị trường đòi hỏi tiềm lực lớn và khả năng chịu đựng dài hơi. Thực tế nảy cộng với những hạn chế về quản lý đầu tư, đăng ký và giao dịch BĐS chính là nguồn gốc của mọi vi pham và bất cập được nêu trên đây.

Cuối năm 2010, qua kiểm tra 36 sàn bất động sản của cơ quan nhà nước cho thấy, nguồn vốn tự có của đa số các chủ đầu tư thường nhỏ và yếu. Các DN sống tốt là nhờ vẽ dự án và bán nhà trên giấy để lấy tiền triển khai.

Thậm chí, Thanh tra Bộ Xây dựng đã từng nhận định, rằng một số chủ đầu tư hoạt động chủ yếu nhờ khai khống vốn chủ sở hữu; kinh doanh khi không đủ điều kiện như chung cư bán khi chưa hoàn thành móng, bán biệt thự khi chưa hoàn thành xây thô; huy động vốn vượt quá quy định… Tuy nhiên, khi có điều chỉnh cả từ thị trường và quản lý, lập tức các đại gia "áo giấy" này lộ rõ chân tướng.

Chính vì thế, trong đề xuất mới nhất của mình, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương cần nghiêm túc thực hiện quy định về lựa chọn chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại bằng hình thức đầu thầu dự án theo quy định. Mở rộng phương thức Nhà nước tổ chức giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất sạch để đảm bảo công khai minh bạch, loại bỏ hoàn toàn cơ chế "xin-cho" và đảm bảo khoản chênh lệch địa tô thu vào ngân sách.

Đồng thời, cần xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng; xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ quan đô thị.

Nói về việc này, giám đốc một Tổng công ty xây dựng có nhiều dự án bất động sản cho rằng, nếu thực hiện đúng sẽ lộ rõ những đơn vị thiếu tiềm lực, thiếu chiến lược, chỉ quen làm ăn chụp giật hoặc dựa dẫm vào "quan hệ" để mua bán dự án… đang là nguyên nhân chính là rối thị trường. Đó như là một kỳ sát sách nữa đối với các DN để có thể tồn tại và phát triển.

Theo vị giám đốc này, sau những quy định về thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường, thực hiện đền bù đất theo giá thỏa thuận, hạn chế về bán nhà trên giấy đề huy động vốn… đã siết chặt các điều kiện kinh doanh trên thị trường để sàng lọc nhà đầu tư và các DN buộc phải điều chỉnh theo.

Bên cạnh đó, với sự thắt chặt về tiền tệ hiện nay, DN càng bị hạn chế về nguồn tài chính và những yếu tố vốn là thuận lợi cho kinh doanh bất động sản trước đây dần bị loại bỏ. Đến thời điểm này, bất động sản không chỉ chịu sự điều tiết từ chính sách mà họ đang chịu những điều tiết mạnh của chính thị trường. Qua mỗi lần như thế, bất động sản càng cho thấy, độ "kén người" của nó ngày càng tăng lên.

Trả lời