Categories
Giới thiệu web hay

Cẩm nang thế giới tiêu dùng cho mọi nhà

Theo kết quả nghiên cứu, ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người tiêu dùng (NTD) cũng thông qua tiêu dùng để thể hiện quan hệ xã hội. Vì vậy, tiêu dùng không chỉ đơn thuần vì mục đích cá nhân mà nó còn được đặt trong các tương tác giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội hay trước cộng đồng xã hội.
 

Khi không hài lòng về sản phẩm sau khi mua dùng, đa số thế giới người tiêu dùng sẽ chọn phương án “tẩy chay” không dùng nữa, tiếp đó là truyền kinh nghiệm cho người khác biết để tránh. Trong lúc đó, đứng trước những quan ngại về hàng gian hàng giả, sản phẩm thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm… người tiêu dùng thể hiện rất rõ mong đợi trong việc hạn chế những rủi ro ngay trong việc tìm kiếm thông tin, các thông tin về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, độ bền, tính năng, giá trị dinh dưỡng được NTD quan tâm hơn cả. Trong đó, kinh nghiệm bản thân, và thông tin truyền miệng từ bạn bè, người thân giữ vai trò quan trọng. Thực tế này không giúp ích cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt nhu cầu để có thể cải tiến sản phẩm. Do vậy, việc nỗ lực cung cấp sản phẩm đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng ngay sau lần sử dụng đầu tiên, và duy trì sự ổn định là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.

Các kênh phân phối hiện đại, siêu thị và trung tâm thương mại đang là những điểm đến có tính hấp dẫn NTD. Tuy nhiên do tập quán và văn hoá cộng đồng các kênh phân phối truyền thống (chợ, tiệm tạp hoá) vẫn giữ được vị trí song hành cùng các kênh hiện đại trong lựa chọn của NTD. Kênh phân phối qua mạng internet đang ngày càng được NTD trẻ quan tâm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không những phải hiện đại hoá, đa dạng kênh phân phối theo xu hướng, mà còn phải nỗ lực duy trì các kênh phân phối cũ, nếu không muốn mất thị phần. Thực tế hiện nay, ở kênh chợ, nhiều chủng loại hàng hoá Việt Nam đã nhường chỗ cho hàng Trung Quốc, Thái Lan, do các doanh nghiệp không mặn đầu tư cho kênh này.

Giống như kết quả điều tra hành vi NTD năm 2007, người tiêu dùng vẫn coi các yếu tố thương hiệu, logo hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), thành phần ghi trên bao bì là dấu chỉ chất lượng. NTD cũng thể hiện đặc tính trung thành với sản phẩm, thương hiệu mà theo kinh nghiệm của họ là tốt, tức là mua theo thói quen. Doanh nghiệp cần quan tâm những vấn đề này để duy trì khách hàng và mở rộng thị trường.

Một kết quả thú vị là kỳ vọng của thế giới tiêu dùng vào thương hiệu. Một thương hiệu đáp ứng kỳ vọng của NTD theo thứ tự ưu tiên là thương hiệu phải có uy tín (53,7%), đảm bảo chất lượng sản phẩm (29,1%) và đạt danh hiệu HVNCLC (8,9%). Ba yếu tố này chiếm đến hơn 90%.

Điều đáng mừng là hiện nay người tiêu dùng đã thừa nhận tích cực hơn chất lượng sản phẩm nội địa, họ sẵn lòng ưu tiên dùng hàng Việt trong điều kiện sản phẩm đảm bảo chất lượng với mức giá cạnh tranh.

Trả lời