Categories
Giới thiệu web hay

Cẩm nang tổ chức tiệc cưới

Mấy nǎm gần đây, việc tổ chức đám cưới ngày càng có xu hướng bày vẽ ǎn uống linh đình. Xung quanh việc tổ chức tiệc cưới có bao nhiêu chuyện đáng bàn, trong đó chuyện vui thì ít mà chuyện phiền phức đáng lo ngại thì nhiều. Trong các đám cưới bây giờ, kể cả vùng nông thôn lẫn thành thị, tiệc mặn là "át chủ bài", và không còn mang tính chất bữa tiệc thân mật giữa những người thân thuộc và bạn hữu của đôi bên thuần tuý tình cảm đến mừng cho đôi lứa hạnh phúc. Tiệc cưới đang có xu hướng thương mại hoá, và đi cùng với nó là bao nhiêu vấn đề tiêu cực gắn với những mục đích không lành mạnh. Trong khi đó tiệc trà – một hình thức tổ chức đám cưới rất phổ biến trước đây vừa mang tính chất thân mật vui vẻ, vừa lịch sự trang trọng và đỡ gây phiền hà cho những người đến dự – thì ngày càng ít dần. Có nơi làm chiếu lệ, có nơi bỏ hẳn để tập trung vào tiệc mặn.
 
ở vùng quê nọ có đám cưới con ông chủ tịch huyện làm trên một trǎm mâm cỗ, ǎn uống lai rai cả mấy ngày trời. Dĩ nhiên ông mời đủ cả "vǎn võ bá quan" đầu ngành của huyện và của tỉnh. Khách mời được phân ra làm mấy loại: loại "thường dân" được mời ǎn riêng vào một ngày, còn các vị "’có máu mặt" lại ǎn vào ngày khác, tất nhiên cỗ bàn mời loại thứ hai này cũng thịnh soạn hơn, hoặc tuỳ theo chức tước, mức độ "nặng, nhẹ" của những chiếc phong bì. Lại có đám cưới nổi đình nổi đám đến hàng tuần sau mọi người vẫn còn bàn tán. Chẳng là ở cơ quan nọ, một vị có chức có quyền, quan hệ rộng khi cưới vợ cho con đã mời trên hai nghìn khách và đặt tiệc mặn khách sạn đến ngót bốn trǎm mâm. Khách đến dự đông tới mức mọi người phải xếp hàng đi vào cửa và cứ thế len vào ngồi cho đủ mâm, ǎn khoán cho xong vì có ai quen ai đâu mà ngồi trò chuyện. Vừa ǎn vừa nghển cổ nhìn xem chủ nhân đâu để đưa phong bì mừng, coi như thế là hoàn thành "nhiệm vụ".
Thực ra nhiều người không tán thành cách tổ chức đám cưới như thế này nhưng họ cũng không thể làm khác vì cái trò "trả nợ miệng" là cứ đồng lần. Có người thì sợ bị chê trách là "ki bo", "kẹt sỉ", hoặc sợ con cái tủi phận vì thua chị kém em. Cũng không ít người lại muốn phô trương hợm hĩnh, hoặc muốn kinh doanh để thu lãi. Quả là kiểu đám cưới như thế này đang làm cho ý nghĩa cưới xin trở nên méo mó và mất hết nét đẹp vốn có trong ý thức mọi người.
Tuy nhiên, đáng mừng là sau khi thành phố Hà Nội ban hành qui ước về tổ chức đám cưới trang trọng-lành mạnh-tiết kiệm, nhiều địa phương đã có những thay đổi tiến bộ. Một số đám cưới tổ chức ǎn uống gọn nhẹ, lịch sự nhưng vẫn rất thân mật, vui vẻ phù hợp với lòng người. Đám cưới Th, một cô gái trẻ ở cơ quan tôi vừa được tổ chức ngay tại hội trường cơ quan. Mọi người đến dự tiệc ngọt với tâm trạng thoải mái vui tươi. Th kể với tôi: "Mới đầu em cũng đắn đo, định thuê phòng cưới ở khách sạn, nhưng rồi nghĩ mãi – mình là bí thư chi đoàn, đã từng đi dự bao nhiêu đám cưới kiểu "ǎn khoán" rồi, giờ đây lại bắt mọi người "chịu nạn" như vậy sao, hay là cứ mạnh dạn tổ chức tiệc ngọt đơn giản, mọi người chắc sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn. Em đem ý định này ra bàn với người yêu, không ngờ anh ấy có cùng một suy nghĩ như em. Thế là chúng em quyết định tổ chức tại cơ quan. Đám cưới đã diễn ra thực sự vui và chúng em vô cùng hạnh phúc khi bạn bè và người thân thích đến rất đông để mừng cho ngày cưới của chúng em".
Một số đám cưới khác thì gia đình chỉ làm vài mâm cơm mời những người thân ruột thịt trong gia đình, họ hàng. Tiệc cưới thì được tổ chức ǎn ngọt ở nhà hàng hay khách sạn, nhưng số lượng khách mời chỉ hạn chế ở đối tượng bạn bè thân thiết cùng cơ quan hoặc bạn học cũ . Tiệc ngọt có cà phê, bánh gatô, hoa quả, thậm chí có thể có cả rượu vang. Mọi người vừa nói chuyện vui vẻ, vừa cụng ly chúc mừng hạnh phúc cô dâu chú rể trong không khí tình cảm, thân mật và lịch sự. Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ đi hưởng tuần trǎng mật ở Nha Trang hay Vũng Tàu. Thiết tưởng những đám cưới như thế rất nên được phổ biến để các bạn trẻ cùng tham khảo và học tập.
Điều đáng nói ở đây là không phải chúng ta phản đối hoàn toàn việc làm tiệc mặn trong đám cưới, bởi người Việt Nam ta vốn có truyền thống tình làng nghĩa xóm từ lâu đời. Song cách tổ chức tiệc mặn như thế nào (mức độ, số người mời, không khí trong buổi tiệc, cô dâu chú rể có thể cùng đi lại chào hỏi khách dự tiệc không…) trong ngày vui này của cuộc đời là điều cần phải suy nghĩ, cân nhắc. Việc mời người thân ǎn bữa tiệc chung vui là chuyện bình thường, nhưng nếu mời quá đông, kể cả những người chỉ mới quen biết sơ sơ thậm chí chỉ mới gặp nhau trong một cuộc họp… thì không khí tình cảm cũng kém phần đậm đà, và khách đến dự không hiếm người đến một cách miễn cưỡng. Còn nếu muốn mời đông người để tạo không khí vui tươi nhộn nhịp thì không nên làm tiệc mặn, dễ sa và cảnh ǎn uống chè chén lộn xộn mà chỉ nên tổ chức tiệc ngọt nhưng phải tổ chức khéo léo để ngày vui vừa trang trọng, lịch sự lại vừa không bị mang tiếng là "lúi xùi".
 

Trả lời